Tính giá thành là một nội dung công việc mà một kế toán bắt buộc phải nắm chắc. Để việc tính giá thành được nhanh chóng, chính xác thì một quy trình đầy đủ và hợp lý là rất cần thiết. Dưới đây là quy trình tính giá thành với 7 bước cơ bản mà bạn có thể tham khảo.
I. Giá thành và quy trình tính giá thành
II. Quy trình tính giá thành với 7 bước
1. Tập hợp các chi phí sản xuất
Các chi phí để sản xuất ra sản phẩm được tập hợp theo 3 khoản mục chính:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
2. Phân bổ chi phí
3. Áp dụng phương pháp tính giá thành hợp lý cho quy trình tính giá thành
- Phương pháp giản đơn (trực tiếp)
- Phương pháp hệ số
- Phương pháp tỷ lệ
- Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
- Phương pháp theo đơn đặt hàng
- Phương pháp tính giá thành phân bước
4. Xác định số sản phẩm hoàn thành trong kỳ và số sản phẩm dở dang cuối kỳ
Đối với sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến số lượng sản phẩm dở dang mà còn cần quan tâm đến mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Để có thể có được số liệu về sản phẩm dở dang, kế toán có thể yêu cầu bộ phận sản xuất cung cấp hoặc tự mình đi kiểm kê, cần lưu ý số liệu cần phải chính xác để làm cơ sở cho bước xác định giá trị của sản phẩm dở dang trong kỳ.
5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
6. Tính trị giá sản phẩm hoàn thành
Dựa vào những số liệu đã tính toán ở các bước trên của quy trình, tiến hành tính trị giá thành phẩm theo công thức:
Trị giá sản phẩm hoàn thành = Trị giá 154 dở dang đầu kỳ +Trị giá 154 phát sinh trong kỳ – Trị giá 154 dở dang cuối kỳ- Phế liệu thu hồi – Sản phẩm phụ – sản phẩm hỏng.
7. Tính giá thành từng loại sản phẩm, kết thúc quy trình tính giá thành sản phẩm
Doanh nghiệp nên tính giá thành từng loại sản phẩm và lập bảng để thuận tiện cho việc tính toán và theo dõi.