Kinh doanh dịch vụ bán lẻ rượu theo quy định hiện nay cần những loại giấy phép gì ? Làm sao để xin được giấy phép bán lẻ rượu và các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh này sẽ được GDService tư vấn thông tin cụ thể như sau:
1. Thủ tục xin cấp giấy phép bán lẻ rượu mới nhất
Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư 2014
Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men (có hoặc không chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa quả hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm. (Ethanol). Rượu không bao gồm: Bia các loại; nước trái cây lên men các loại có độ cồn dưới 5% theo thể tích.
Thương nhân phải xin cấp phép Bán rượu tiêu dùng tại chỗ:
Ngày 14/09/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu (có hiệu lực từ ngày 1/11/2017) thay thế Nghị định số 94/2012/NĐ-CP, trong đó quy định: bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải có giấy phép”. Đồng thời Điều khoản chuyển tiếp của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP quy định: “Trong thời gian 03 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải làm thủ tục cấp giấy phép theo quy định tại Nghị định này”.
Như vậy, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày 01/11/2017, các thương nhân (Nhà hàng, quán ăn, Bar, vũ trường, quán giải khát…. ) có hoạt động bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại địa điểm bán hàng phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép Bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
2. Điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ:
Điều 14 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ thương nhân phải đáp ứng như sau:
– Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
– Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
– Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
– Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
3. Hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ:
3.1 Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ (01 bộ) bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
– Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
– Bản sao hợp đồng mua bán rượu với các thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
– Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Thẩm quyền cấp phép: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là cơ quan cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
3.2 Thủ tục:
Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
4. Tư vấn thủ tục xin giấy phép kinh doanh rượu tại GDService.
Chúng tôi nhận tư vấn từ hồ sơ thành lập giấy phép kinh doanh trọn gói đến tư vấn giấy phép kinh doanh rượu theo yêu cầu của khách hàng. Tiết kiệm thời gian và hạn chế chi phí đi lại, điều chỉnh hồ sơ so với khách hàng trực tiếp thực hiện.