Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có bắt buộc phải kiểm toán không?

Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 17/2012/NĐ-CP về đơn vị được kiểm toán

Đơn vị được kiểm toán

1. Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:

a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

b) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;

c) Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

d) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

2. Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan.

3. Doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:

a) Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;

b) Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;

c) Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;

Như vậy, báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt buộc phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán.

Việc không thực hiện kiểm toán đối với báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ tại Điều 53 Nghị định 41/2018/NĐ-CP xử phạt hành vi vi phạm quy định về lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với đơn vị thuê doanh nghiệp kiểm toán trong các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán theo quy định pháp luật.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với đơn vị thuê doanh nghiệp kiểm toán không đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với đơn vị được kiểm toán không thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính tổng hợp và các công việc kiểm toán khác theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập và pháp luật khác có liên quan.

Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với tổ chức.

Như vậy, trong trường hợp không thực hiện kiểm toán đối với báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được nộp đến cơ quan nào?

Căn cứ tại Điều 110 Thông tư 200/2014/TT-BTC về nơi nhận Báo cáo tài chính:

                     

Theo đó, báo cáo tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được nộp đến những đối tượng sau:

– Cơ quan tài chính,

– Cơ quan thuế,

– Cơ quan thống kê,

– Doanh nghiệp cấp trên và

– Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Lưu ý: nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 111 Thông tư 200/2014/TT-BTC, trong Báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp phải trình bày các thông tin chung sau:

– Tên và địa chỉ của doanh nghiệp báo cáo;

– Nêu rõ Báo cáo tài chính này là Báo cáo tài chính riêng của doanh nghiệp, Báo cáo tài chính tổng hợp hay Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ, tập đoàn;

– Ngày kết thúc kỳ kế toán;

– Ngày lập Báo cáo tài chính;

– Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán;

– Đơn vị tiền tệ dùng để lập và trình bày Báo cáo tài chính.

 

Chi tiết liên hệ với CÔNG TY TNHH GDSERVICE VIỆT NAM

 0931 474 003

 customer@gdservice.com.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán,
báo cáo thuế, doanh nghiệp