Góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty cần làm những gì?

Có thể góp vốn bằng mảnh đất vào tài sản doanh nghiệp không ? Quy định về tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp ? Tư vấn về việc góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp ? Thay đổi loại tài sản góp vốn vào công ty có được không ? và các vấn đề khác liên quan đến việc góp vốn vào doanh nghiệp sẽ được GDService tư vấn cụ thể: 

Cách góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty?

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty cần làm những gì?
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty cần làm những gì?

Quy định về việc góp vốn

Góp vốn là việc đưa tài sản của mình vào pháp nhân hoặc vào dự án đầu tư để kinh doanh sinh lợi. Người góp sẽ trở thành chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung pháp nhân hoặc chủ đầu tư dự án. Tài sản dùng thực hiện vốn góp có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các tài sản hợp pháp khác như vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ…

Khoản 13 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 (thay thế bởi Luật doanh nghiệp năm 2020) quy định: Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty.

Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.

Tài sản góp vốn có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất (khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp năm 2014).

Với từng loại hình doanh nghiệp, pháp luật quy định về trình tự, thủ tục góp vốn khác nhau. Đối với tài sản đăng ký hoặc giá trị QSDĐ, thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (điểm a khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp năm 2014).

Theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 36 LDN 2014:

“1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản vốn góp cho công ty theo quy đính sau đây:

a/ Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ”.

Điều kiện góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Khoản 1 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định: “1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”

Như vậy, quyền được góp vốn bằng quyền sử dụng đất là một trong những quyền của người sử dụng đất. Tuy nhiên, quyền sử dụng đất để góp vốn phải đảm bảo được những điều kiện nhất định.

Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định điều kiện để thực hiện quyền của người sử dụng đất trong đó có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

  1. a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
  2. b) Đất không có tranh chấp;
  3. c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  4. d) Trong thời hạn sử dụng đất.”

Vậy trong trường hợp này bạn có quyền góp vốn bằng bằng quyền sử dụng đất đối với mảnh đất đang thuộc quyền sở hữu của mình để góp vốn vào công ty khi thỏa mãn các điều kiện:

– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

Trình tự, thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất

– Bước 1: chuẩn bị và nộp hồ sơ thực hiện thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Được quy định tại Khoản 3 Điều 9, Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.

Người thực hiện việc góp vốn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và nộp tại văn phòng đăng ký đất đai thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thuộc sở tài nguyên môi trường gồm:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai (theo mẫu);
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc);
  • Hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất;
  • Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý việc góp vốn;
  • Trích lục bản đồ địa chính;
  • Văn bản ủy quyền công chứng chứng thực (nếu có);

– Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định; xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Bước 3: Trả kết quả

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người chủ sử dụng đất.

– Thời gian giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Góp vốn bằng một phần diện tích đất 

Điều 79 ​Nghị định 43/2014/NĐ-CPhướng dẫn thi hành Luật đất đai có quy định:

“Điều 79. Trình tự, thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng:

  1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất …”.

Như vậy, nếu giá trị mảnh đất lớn hơn nhiều so với phần vốn mà bạn muốn góp vào công ty thì bạn có thể chỉ góp một phần diện tích đất, và như vậy bạn sẽ phải thực hiện thủ tục tách thửa trước khi nộp hồ sơ góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.

Chấm dứt việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

Việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất chấm dứt trong những trường hợp sau:

  1. a) Hết thời hạn góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất;
  2. b) Do đề nghị của một bên hoặc các bên; trường hợp liên doanh với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
  3. c) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về đất đai;
  4. d) Do bị tuyên bố phá sản;
  5. e) Do giải thể doanh nghiệp;
  6. g) Cá nhân giao kết hợp đồng góp vốn chết, pháp nhân hoặc các chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể đó thực hiện.

Xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng

Việc xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định sau đây:

  1. a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a, b ở trên thì bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó trong thời hạn sử dụng đất còn lại.
  2. b) Trường hợp thời hạn sử dụng đất đã hết thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai; nếu người sử dụng đất còn có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất đó thì được Nhà nước xem xét cho sử dụng theo quy định của pháp luật.
  3. c) Đối với trường hợp quy định tại điểm c ở trên thì Nhà nước thu hồi đất đó.
  4. d) Trong trường hợp doanh nghiệp liên doanh bị phá sản thì quyền sử dụng đất đã đem góp vốn được xử lý theo Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Toà án nhân dân.
  5. e) Người nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là tổ chức, cá nhân trong nước thì được tiếp tục sử dụng đất đúng mục đích và trong thời hạn giao đất, thuê đất còn lại.
  6. g) Người nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì được Nhà nước cho thuê đất và phải sử dụng đất đúng mục đích theo quy định của pháp luật.
  7. h) Trường hợp không có người nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì Nhà nước thu hồi.
  8. i) Trong trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng góp vốn chết thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được để lại thừa kế theo quy định của pháp luật.
  9. k) Trong trường hợp giải thể thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được xử lý theo thoả thuận của các bên.

Quy định về tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, trong đó bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp và góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã thành lập. Trong nội dung câu hỏi của bạn, bài viết này sẽ tập trung vào việc góp vốn khi thành lập doanh nghiệp.

Việc góp vốn theo quy định trên là việc góp tài sản, theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, tại Điều 105 quy định về tài sản như sau:

Điều 105. Tài sản

  1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
  2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Khi thành lập doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có thể góp vốn bằng những tài sản theo quy định trên và cụ thể tài sản gióp vốn được ghi nhận trong Luật doanh nghiệp bao gồm những tài sản sau:

Điều 35. Tài sản góp vốn

  1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Quy định của Bộ luật Dân sự là quy định chung về tài sản, và Luật doanh nghiệp đã cụ thể hóa những tài sản đó khi thực hiện góp thành lập doanh nghiệp, theo đó:

– Đối với tài sản là tiền thì khi thành lập doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức góp vốn có thể góp bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển nhượng.

– Những tài sản khác mà cá nhân, tổ chức có thể góp vốn bao gồm: vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam. Có thể là máy móc, trang thiết bị, cơ sở vật chất khác,…

– Đặc biệt, quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản được dùng để góp vốn khi thành lập doanh nghiệp và giá trị của loại tài sản này khi định giá thường gặp nhiều khó khăn. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn theo quy định trên bao gồm:

Quyền tác giả: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu;

Quyền liên quan đến quyền tác giả: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa;

Quyền sở hữu công nghiệp: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh;

Quyền đối với giống cây trồng: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu;

Và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Việc góp vốn là quyền sở hữu trí tuệ thì chủ thể góp vốn phải là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên.

Như vậy, từ những quy định trên có thấy rằng kinh nghiệm quản lý không thuộc một trong các loại tài sản góp vốn đã được liệt kê bên trên, và bản chất kinh nghiệm quản lý không phải là tài sản do đó không được sử dụng kinh nghiệm quản lý để góp vốn.

Đối với bất động sản ( cụ thể là nhà, quyền sử dụng đất) dùng để góp vốn thì cần lưu ý một số vấn để như sau:

– Tài sản là nhà, quyền sử dụng đất đó phải đủ điều kiện để thực hiện góp vốn, chuyển nhượng theo quy định của Luật Đất đai, Luật nhà ở đối với quyền sử dụng đất, nhà đưa được phép chuyển nhượng, góp vốn.

– Khi xác định quyền của chủ thể góp vốn, phải lưu ý đến hình thức sở hữu tài sản, tài sản đó là tài sản sở hữu riêng của người thực trực tiếp góp vốn hay đang thuộc sở hữu chung của vợ, chồng, một nhóm người, hay đang trong quan hệ thừa kế chưa chia,…

– Khi nhận tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở thì phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn đó từ người góp vốn cho doanh nghiệp đối với doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần theo quy định cụ thể tại Điều 35 Luật Doanh nghiêp.

Điều 36. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

  1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
  2. a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

– Ngoài ra, đối với những tài sản không phải là tiền, vàng, giấy tờ có giá thì trước khi nhận tài sản cần tiến hành định giá tài sản theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp như sau:

Điều 37. Định giá tài sản góp vốn

  1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
  2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Thay đổi loại tài sản góp vốn vào công ty có được không?

Điều 48 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: Thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp

  1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
  2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.

Như vậy, theo quy định này, thành viên công ty có thể góp vốn bằng tiền thay cho chiếc xe ô tô với giá trị tương đương nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Việc thay đổi loại tài sản góp vốn chỉ cần thực hiện trong nội bộ công ty. Quý công ty cần chuẩn bị:

– Biên bản định giá tài sản chiếc ô tô để xác định số tiền góp tương ứng

– Biên bản thỏa thuận thay đổi loại tài sản góp vốn.

– Biên bản giao nhận tiền

– Giấy chứng nhận phần vốn góp

Do chuyển đổi vốn góp không làm thay đổi vốn điều lệ nên không cần khai báo với Sở kế hoạch và cơ quan thuế. Chuyển đổi này do sự thỏa thuận giữa các thành viên.

Góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp như thế nào?

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

Điều 35. Tài sản góp vốn

  1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Điều 36. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

  1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
  2. a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

  1. b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;

  1. c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
  2. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
  3. Thanh toán mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp và nhận cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng ở Việt Nam, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản.

Theo quy định trên, nếu tài sản góp vốn có đăng ký quyền sở hữu thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Góp vốn như thế nào là đúng luật doanh nghiệp?

Thứ nhất: Tài sản góp vốn

Theo quy định điều 35, Luật doanh nghiệp 2014 tài sản góp vốn để thành lập doanh nghiệp bao gồm :

“Điều 35. Tài sản góp vốn

  1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn”.

Thứ hai: Nếu như góp vốn bằng tài sản hoặc quyền tài sản sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu được quy định tại điều 36 luật doanh nghiệp 2014

“Điều 36. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

  1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
  2. a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

  1. b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;

  1. c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
  2. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
  3. Thanh toán mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp và nhận cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng ở Việt Nam, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản”.

Thứ ba : Thời hạn góp vốn theo quy định luật doanh nghiệp 2014 là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với công ty TNHH và công ty cổ phần.

Nếu doanh nghiệp thành lập trước ngày 1/7/2014, đối với công ty TNHH thời hạn góp vẫn áp dụng theo quy định của pháp luật cũ là 36 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thứ tư: Hình thức góp vốn ở đây có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản nếu là cá nhân góp vốn vào công ty.

Thủ tục góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê?

Trình tự thủ tục chi tiết thực hiện góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền thuê hàng năm như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước

Người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện mua bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về dân sự, nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trong đó, hồ sơ gồm:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (Bản gốc theo mẫu 09/ĐK);
  • Hợp đồng, văn bản mua bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về dân sự (Bản gốc);
  • Giấy chứng nhận đã cấp (Bản gốc);
  • Hợp đồng thuê đất đã ký với Nhà nước (bản sao chứng thực);
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (theo mẫu 03/BĐS-TNCN);
  • Tờ khai lệ phí trước bạ nhà, đất (theo mẫu số 01);
  • Tờ khai thuế phi nông nghiệp (theo mẫu 01/TK-SDDPNN).

Bước 2: Lập và chuyển hồ sơ xin góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước cho cơ quan chuyên môn

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để cho bên mua, bên nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tiếp tục thuê đất, chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên Môi trường cấp huyện.

Bước 3: Thẩm tra hồ sơ xin góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước tại Phòng tài nguyên môi trường cấp huyện

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thu hồi đất của bên bán, bên góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê để cho bên mua, bên nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tiếp tục thuê đất; thanh lý Hợp đồng thuê đất của bên bán, bên góp vốn bằng tài sản; đồng thời ký hợp đồng thuê đất đối với bên mua, nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê.

Bước 4: Xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp và xác nhận nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất xin góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thay đổi trên Giấy chứng nhận; đồng thời gửi thông tin địa chính đến Chi cục thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.

Bước 5: Người xin góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước hoàn thành nghĩa vụ tài chính

Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu chuyển thông tin địa chính, Chi cục Thuế có trách nhiệm xác định nghĩa vụ tài chính thông báo cho người thực hiện nghĩa vụ tài chính đồng thời gửi cho Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai theo quy định.

Các khoản thu gồm: lệ phí trước bạ, Lệ phí cấp đổi, cấp lại, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận, lệ phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất…

Bước 6: Trả kết quả cho người xin góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước và cập nhật chỉnh lý, hồ sơ địa chính

Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trả Giấy chứng nhận; thu phí, lệ phí; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất.

Chi tiết liên hệ với CÔNG TY TNHH GDSERVICE VIỆT NAM

0931 474 003

customer@gdservice.com.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán,
báo cáo thuế, doanh nghiệp