Hướng dẫn cách làm lý lịch tư pháp đơn giản [Chi tiết 2023]

Hiện nay bạn đọc có thể sẽ cần tìm hiểu về lý lịch tư pháp, như vậy quy định pháp luật về vấn đề này ra sao? Để hiểu thêm về nó, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết Hướng dẫn cách làm lý lịch tư pháp đơn giản [Chi tiết 2023] cùng với chúng tôi

1. Căn cứ pháp lý

Luật lý lịch tư pháp 2009 số 28/2009/QH12

2. Lý lịch tư pháp là gì?

– Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

– Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; Bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

– Phiếu lý lịch tư pháp gồm 02 loại:

+ Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009);

+ Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Hiện nay, phiếu lý lịch tư pháp là giấy tờ bắt buộc phải có trong rất nhiều hồ sơ… Vậy, lý lịch tư pháp là gì, thủ tục và lệ phí cấp cấp Phiếu lý lịch tư  pháp được quy định như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu vấn đề này qua  bài viết dưới đây nhé!

3. Đối tượng quản lý lý lịch tư phápĐối tượng quản lý lý lịch tư pháp như sau:

– Công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam, Toà án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

– Người nước ngoài bị Tòa án Việt Nam kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật.

– Công dân Việt Nam, người nước ngoài bị Tòa án Việt Nam cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật.

4. Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:

– Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.

– Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

– Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam, người nước  ngoài đang cư trú tại Việt Nam thực hiện như thế nào? Mời bạn đọc theo  dõi bài viết: Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp

5. Giấy tờ cần chuẩn bị khi làm lý lịch tư pháp

Để làm lý lịch tư pháp bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu như sau:Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP; Mẫu số

04/2013/TT-LLTP)

Văn bản ủy quyền trong trường hợp bạn ủy quyền cho người khác; làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và bản sao CMND; hoặc thẻ CCCD cử người được ủy quyền (trong trường hợp người được ủy quyền; là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền và văn bản này phải được công chứng; chứng thực theo quy định của pháp luật tại Việt Nam; hoặc pháp luật của nước nơi người đó là công dân hoặc thường trú. Trong trường hợp ủy quyền theo quy định của pháp luật của nước; mà người đó là công dân hoặc thường trú thì văn bản ủy quyền; phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt. Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền; cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Bản sao CMND hoặc thẻ CCCD; hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp; Bản sao số hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc giấy chứng nhận thường trú; hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp; (Trường hợp nộp bản chụp thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trong trường hợp không có bản chính để đối chiếu; thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật).

Ngoài ra, người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nếu thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.

6. Thủ tục làm lý lịch tư pháp số 1

– Công dân Việt Nam tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trong trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; nếu thuộc trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;

– Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam tiến hành nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia;

– Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 01 để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì sẽ tiến hành gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú.Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp

Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Lý lịch tư pháp ngày nay đã trở thành một thủ tục hành chính quyen thuộc đối với nhiều người. Để tư vấn thêm các quy định pháp luật về lý lịch tư

pháp, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết: “Làm thủ tục lý lịch tư pháp mất bao lâu?”.

7. Thủ tục làm lý lịch tư pháp số 2

– Trường hợp là cá nhân xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 để biết thông tin lý lịch của mình:

Thủ tục trong trường hợp này tương tự như thủ tục làm lý lịch tư pháp số 1.

Cần lưu ý: Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp phiếu (trừ trường hợp là cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho con).

– Trường hợp là cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2:

+ Tiến hành gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú.

Trường hợp nếu không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

8. Công ty Luật ACC giải đáp thắc mắc

Làm lý lịch tư pháp

8.1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia có trụ sở được đặt tại đâu?

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 97/QĐ-BTP năm 2011 có quy định về chức năng của trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

8.2.Các tổ chức trực thuộc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia gồm những phòng nào?Về cơ cấu tổ chức biên chế được quy định theo Điều 3 Quyết định 97/QĐ-BTP năm 2011, theo đó các tổ chức trực thuộc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia gồm: Phòng Hành chính – Tổng hợp; Phòng Tiếp nhận và xử lý thông tin; Phòng Dữ liệu lý lịch tư pháp

8.3. Giấy xác nhận không tiền án có thay thế phiếu lý lịch tư pháp được không?

Theo khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định : Phiếu ý lịch tư pháp là một loại giấy tờ được sử dụng với mục đích chứng minh cá nhân là người có hay không những án tích. Và những án tích này có ảnh hưởng đến việc đảm nhiệm chức vụ, quản lý hợp tác xã hay doanh nghiệp đối với những trường hợp hợp tác xã và doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản bởi tòa án.

Như vậy cũng có thể hiểu, giấy xác nhận không tiền án chính là phiếu lý lịch tư pháp.

8.4.Có được xin cấp phiếu lý lịch tư pháp ở nơi tạm trú?

Theo quy định tại Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 Sở Tư pháp nơi công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân theo quy định.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Hướng dẫn cách làm lý lịch tư pháp đơn giản. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về lý lịch tư pháp. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !

Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật hãy:

Liên hệ tư vấn dịch vụ Kiểm toán – Kế toán – Thuế – Đăng ký kinh doanh
🏢 𝐂Ô𝐍𝐆 𝐓𝐘 𝐓𝐍𝐇𝐇 𝐆𝐃𝐒𝐄𝐑𝐕𝐈𝐂𝐄 𝐕𝐈Ệ𝐓 𝐍𝐀𝐌
📲 zalo: 0931474003 – 028 35 35 14 42
📩 customer@gdservice.com.vn
Địa chỉ:
🌍 Số 14, đường số 14, P. 3, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
🌍 Số 39 đường Xuân Thủy, P. Quang Trung, TP.Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định
🌍 28/8 Đông Hưng Thuận 42, P. Tân Hưng Thuận, Quận 12, Hồ Chí Minh
🌍 134, đường số 3, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Hồ Chí Minh

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán,
báo cáo thuế, doanh nghiệp