Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký đổi địa chỉ mới do thay đổi địa giới hành chính trên dangkykinhdoanh gov vn?

Bạn có biết, chỉ với vài cú “click” trên hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia, doanh nghiệp của bạn có thể chính thức thay đổi địa chỉ mới – phù hợp với sự điều chỉnh hành chính vừa được công bố? Nếu bạn đang băn khoăn không biết làm thế nào. Hãy cùng GDService khám phá quy trình đăng ký đổi địa chỉ trực tuyến trên dangkykinhdoanh.gov.vn – nhanh chóng, minh bạch và hoàn toàn miễn phí, để doanh nghiệp của bạn sẵn sàng hoạt động tại địa điểm mới một cách suôn sẻ nhất!

Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký đổi địa chỉ mới do thay đổi địa giới hành chính trên dangkykinhdoanh gov vn?

Hướng dẫn thực hiện hồ sơ do thay đổi địa giới hành chính như sau:

(1) Phạm vi áp dụng

Áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp đăng ký thay đổi các thông tin liên quan đến địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính (chỉ thay đổi liên quan đến địa giới hành chính).

(2) Hướng dẫn

Bước 1: Đăng nhập bằng VNeID

Bước 2: Nhấn “Đăng ký doanh nghiệp”, chọn phương thức nộp hồ sơ rồi nhấn “Tiếp theo”

Bước 3: Chọn loại đăng ký trực tuyến, tích chọn vào ô “Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc”

Bước 4: Nhập mã số doanh nghiệp và bấm nút “Tìm kiếm”, sau đó bấm nút “Tiếp theo”

Bước 5: Tích chọn vai trò người nộp hồ sơ, sau đó nhập số giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật và bấm nút “Tiếp theo”

Bước 6: Chọn loại đăng ký thay đổi, tích chọn vào ô “Thay đổi nội dung ĐKDN”.

Đồng thời tích chọn vào ô “Chỉ thực hiện thay đổi địa giới hành chính”, sau đó bấm nút “Tiếp theo”

Lưu ý: 

  • Nếu nội dung đăng ký thay đổi chỉ thay đổi địa giới hành chính thì bấm nút chọn “Thay đổi nội dung ĐKDN” và “Chỉ thực hiện thay đổi địa giới hành chính”.
  • Nếu nội dung đăng ký thay đổi bao gồm các thay đổi khác thì không bấm nút chọn “Chỉ thực hiện thay đổi địa giới hành chính”.

Bước 7: Xác nhận thông tin đăng ký và bấm nút “Bắt đầu”

Bước 8: Tích chọn vào ô thông tin thay đổi địa chỉ tương ứng với trường hợp của doanh nghiệp, sau đó bấm nút “Xác nhận”.

Lưu ý:

  • Tại mỗi khối thông tin cần thay đổi, chỉ tích chọn 1 ô duy nhất tương ứng với trường hợp của doanh nghiệp (từ 1 địa chỉ cũ thành duy nhất 1 địa chỉ mới).
  • Trường hợp từ 1 địa chỉ cũ có khả năng chuyển thành nhiều địa chỉ mới khác nhau, doanh nghiệp chỉ chọn duy nhất 1 địa chỉ mới.

Bước 9: Nhập các thông tin tại các khối còn chưa có tích xanh (Khối người nộp hồ sơ, khối người ký,…) và kiểm tra tính chính xác của tất cả các thông tin.

Bước 10: Nhập văn bản đính kèm.

Lưu ý: Các văn bản đính kèm trong Hồ sơ chỉ thay đổi địa giới hành chính bao gồm: Thông báo thay đổi nội dung ĐKDN; Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục ĐKDN (nếu có); Văn bản khác (nếu có).

Bước 11: Chuẩn bị –> Xác nhận –> Ký số –> Nộp hồ sơ.

Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan ĐKKD khi thay đổi những nội dung ĐKKD nào?

Căn cứ khoản 1, Điều 31, Luật Doanh nghiệp 2020 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 13, Điều 1, Luật Doanh nghiệp sửa đổi 2025:

“1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi có thay đổi một trong các nội dung sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh;

b) Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết và công ty đăng ký giao dịch chứng khoán;

c) Thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết và công ty đăng ký giao dịch chứng khoán;

d) Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.”

Do đó, doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi có sự thay đổi một trong các nội dung đăng ký doanh nghiệp sau:

  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (trừ công ty niêm yết và công ty đăng ký giao dịch chứng khoán);
  • Thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp (trừ công ty niêm yết và công ty đăng ký giao dịch chứng khoán);
  • Các nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Quyết toán thuế TNDN vào thời gian nào?

Căn cứ tại khoản 2, Điều 44, Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn quyết toán thuế TNDN như sau:

“2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:

a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;

b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;

c) Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.”

Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn quyết toán thuế TNDN chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán,
báo cáo thuế, doanh nghiệp