Lợi ích, quy trình, các hình thức M&A

Trong những năm gần đây, đầu tư thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đã trở thành một xu hướng đầu tư đầy tiềm năng tại Việt Nam. Cũng vì thế, bạn có thể dễ dàng bắt gặp thuật ngữ M&A trên báo kinh tế hay bài viết về lĩnh vực kinh doanh. Trong bài viết này, hãy cùng GDService tìm hiểu về các hình thức M&A khi sáp nhập doanh nghiệp theo chức năng, quy trình mua bán sáp nhập doanh nghiệp và rủi ro, lợi ích của M&A là gì nhé.

Các hình thức M&A (Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp)

Theo chức năng của các công ty, doanh nghiệp thành viên tham gia vào thương vụ M&A, hoạt động M&A được phân thành 3 hình thức sau đây:

  • M&A chiều dọc
  • M&A chiều ngang
  • M&A kết hợp

1. M&A chiều dọc (Vertical)

M&A theo chiều dọc là hình thức mua bán, sáp nhập được thực hiện giữa các công ty có cùng chuỗi giá trị sản xuất, cùng một dịch vụ hoặc cùng kinh doanh một sản phẩm nhưng khác nhau ở giai đoạn sản xuất mà các công ty này đang hoạt động.

Hoạt động mua bán, sáp nhập theo chiều dọc mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể:

  • Đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào xuyên suốt quá trình sản xuất;
  • Kiểm soát được chất lượng nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp, tối ưu chi phí sản xuất;
  • Kiểm soát nguồn cung ứng nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất cùng ngành và các đối thủ cạnh tranh;
  • Gia tăng doanh thu, tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất bình ắc quy điện sáp nhập vào doanh nghiệp sản xuất xe đạp điện, xa máy điện. Đây chính là sáp nhập theo chiều dọc, việc sáp nhập này sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất xe đạp điện, xe máy điện chủ động được nguồn nguyên liệu, tiết kiệm được nhiều chi phí trung gian và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2. M&A chiều ngang (Horizontal)

M&A theo chiều ngang là hình thức mua bán, sáp nhập được thực hiện giữa các công ty, doanh nghiệp cung cấp các nhóm sản phẩm, dịch vụ giống nhau hoặc tương tự nhau cho người tiêu dùng cuối cùng và cùng ở 1 giai đoạn sản xuất. 

Hoạt động mua bán, sáp nhập theo chiều ngang mang lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp:

  • Hoàn thiện công nghệ, tối ưu quy trình sản xuất, giảm thiếu chi phí sản xuất;
  • Đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh;
  • Tăng thị phần doanh nghiệp do có sự kết hợp thị phần giữa 2 hoặc nhiều công ty;
  • Sự kết hợp tài chính, thị phần giúp gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp sau khi mua bán, sáp nhập;
  • Gia tăng sức ảnh hưởng đối với thị trường, chủ động trong việc kiểm soát thị trường, giá cả.

Ví dụ:

Năm 2019, thương vụ M&A đình đám diễn ra giữa tập đoàn VinGroup và Masan Group. Cụ thể, tập đoàn VinGroup đã tiến hành sáp nhập 2 công ty con của VinGroup là VinEco (nông nghiệp) và VinCommerce (bán lẻ) vào công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan – Masan Consumer để thành lập tập đoàn hàng tiêu dùng, bán lẻ hàng đầu Việt Nam, chính là công ty WinCommerce hiện nay.

Sau thương vụ sáp nhập, hệ thống của hàng bán lẻ Vinmart, Vinmart+ trước đó được đổi tên thành WinMart/WinMart+/WIN. Sau 4 năm sáp nhập, số điểm bán của WinCommerce đã tăng lên hơn 3600 siêu thị trên toàn quốc, phục vụ khoảng 32 triệu khách hàng mỗi tháng, trở thành doanh nghiệp bán lẻ có quy mô và doanh thu số 1 tại Việt Nam.

3. M&A kết hợp (Conglomerate)

M&A kết hợp là hình thức mua bán, sáp nhập giữa nhiều công ty, doanh nghiệp để tạo thành một tập đoàn kinh tế. Hình thức sáp nhập này phổ biến đối với các công ty có chung một đối tượng khách hàng trong 1 ngành cụ thể nhưng việc sản phẩm và dịch vụ lại khác nhau.

Hình thức mua bán, sáp nhập kết hợp mang lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp:

  • Sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp tham gia thương vụ M&A này mặc dù khác nhau nhưng có thể bổ sung, hỗ trợ nhau, từ đó giúp đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp;
  • Tạo nên trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh;
  • Tăng doanh thu từ việc bán được nhiều sản phẩm cùng lúc;
  • Tạo cơ hội cho các công ty có thể tham gia vào các lĩnh vực khác của ngành với rủi ro thấp.

Ví dụ:

Sáp nhập công ty sản xuất giày dép và công ty sản xuất túi xách. Đây là nhóm ngành có chung khách hàng mục tiêu, chung nguồn nguyên liệu đầu vào. Việc sáp nhập không chỉ giúp tiết kiệm được chi phí sản xuất, gia tăng các mặt hàng phục vụ cho người tiêu dùng tại 1 điểm bán mà còn giúp tăng trải nghiệm mua sắm và gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

—- 

Ngoài ba hình thức M&A theo chức năng mà GDService nêu trên thì tùy vào từng tiêu chí mà việc sáp nhập sẽ được chia thành nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn nếu tiêu chí để thực hiện sáp nhập căn cứ vào chủ thể tham gia thì thương vụ M&A được chia thành 2 loại: trong nước và quốc tế.

Quy trình mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A)

Trong thực tế, tùy thuộc vào quy mô, mức độ phức tạp của doanh nghiệp mục tiêu (doanh nghiệp bị sáp nhập, bi mua lại) của mỗi thương vụ M&A mà thời gian từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành để có thể kéo dài từ vài tháng đến hàng năm. Tuy nhiên, quy trình thực hiện 1 thương vụ M&A về cơ bản bao gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Xác định doanh nghiệp mục tiêu cho thương vụ M&A;
  • Bước 2: Thực hiện đánh giá doanh nghiệp mục tiêu;
  • Bước 3: Lên phương án và lựa chọn hình thức sáp nhập hay mua lại doanh nghiệp mục tiêu:
  • Bước 4: Phân tích, định giá doanh nghiệp mục tiêu;
  • Bước 5: Thực hiện đàm phán việc thu mua, sáp nhập;
  • Bước 6: Thẩm định thông tin;
  • Bước 7: Thực hiện việc thu mua, sáp nhập;
  • Bước 8: Hoàn thiện các nghĩa vụ tài chính;
  • Bước 9: Kết thúc việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

Hạn chế và lợi ích của M&A

1. Hạn chế, rủi ro khi tiến hành mua bán sáp nhập doanh nghiệp

Hạn chế

  • Khó xác định giá trị thực của công ty bị mua lại, bị sáp nhập;
  • Quá trình mua bán, sáp nhập thường do bộ phận tài chính, pháp chế giữa 2 bên công ty thực hiện. Chính vì vậy, quá trình M&A có thể mất nhiều thời gian từ vài tháng đến hàng năm, tiêu tốn không ít nhân lực và chi phí của doanh nghiệp;
  • Việc tập trung tài chính, nguồn lực vào việc mua lại 1 doanh nghiệp có thể khiến công ty của bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư tốt khác;
  • Có thể xảy ra những bất đồng, mâu thuẫn nội bộ sau khi sáp nhập doanh nghiệp;
  • Sự khác biệt trong văn hóa doanh nghiệp khiến các nhân viên của doanh nghiệp bị mua lại, bị sáp nhập khó thích ứng.

Rủi ro 

  • Một số tài sản không thể chuyển nhượng được nếu thực hiện M&A như: dữ liệu khách hàng, lợi thế thương mại;
  • Sự rời đi của một số cổ đông trong công ty do phản đổi kế hoạch mua lại, sáp nhập;
  • Khi quyết định mua lại hoặc sáp nhập, doanh nghiệp của bạn sẽ phải gánh thêm các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp bị mua lại hoặc bị sáp nhập. Nếu không có sự tìm hiểu kỹ càng, doanh nghiệp của bạn có thể đối mặt với nguy cơ về tài chính trong tương lai gần.

2. Lợi ích của hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp

Bên cạnh những rủi ro mà hoạt động M&A mang lại thì mỗi hình thức M&A đều có những lợi ích nhất định đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, hầu hết các thương vụ M&A đều có chung một mục tiêu là giảm chi phí, cải thiện doanh thu, thị phần và nâng cao giá trị doanh nghiệp.

Tối ưu chi phí, gia tăng lợi nhuận

  • Quá trình mua bán, sáp nhập doanh nghiệp hoàn thành sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa chi phí sản xuất vì kết hợp được nguồn lực sản xuất của 2 hoặc nhiều doanh nghiệp là nhân công có trình độ kỹ thuật và nguồn nguyên vật liệu;
  • Tối ưu các chi phí khác từ việc tận dụng các tài nguyên sẵn có khác của doanh nghiệp bị mua bán, bị sáp nhập như công nghệ, kho bãi, nhân công, hệ thống cửa hàng, nguồn khách hàng, giá trị thương hiệu,…

Cải thiện nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

  • Đối với doanh nghiệp bị mua lại, bị sáp nhập: Trong thương vụ M&A, nếu doanh nghiệp bị mua lại, bị sáp nhập là doanh nghiệp có khả năng tài chính kém hoặc đang ở tình trạng thua lỗ thì việc sáp nhập (hoặc chấp nhận bán lại 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp) sẽ giúp cải thiện sức mạnh tài chính hoặc cũng có thể giúp chủ doanh nghiệp trút bỏ được những khoản nợ mất khả năng chi trả;
  • Đối với doanh nghiệp mua lại hoặc sáp nhập: Xét về giá trị thương mại, việc sáp nhập hoặc mua lại thường sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực về mặt tài chính cho doanh nghiệp như: tăng giá cổ phiếu, gia tăng tài sản, cơ hội tiếp cận đầu tư, tăng khả năng vay vốn, tăng doanh thu, lợi nhuận,…

Mở rộng quy mô, thị phần của doanh nghiệp

  • Giá trị dễ thấy nhất của M&A chính là hiệu quả kinh doanh mang lại từ việc mở rộng quy mô doanh nghiệp. Sau thương vụ M&A, doanh nghiệp có thể thuận lợi tiến vào thị trường mới, sở hữu dây chuyền công nghệ mới, mở rộng phạm vị phân phối, tập khách hàng;
  • Mặt khác, việc khai thác và tận dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có như mạng lưới phân phối, đội ngũ quản lý, quy trình bán hàng, tập khách hàng thân thiết,… cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa chi phí hoạt động và chi phí quản lý, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận.

Các thủ tục cần thực hiện

Trong quá trình thực hiện hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, bên mua và bên bán có thể phải thực hiện các thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh công ty như:

  • Thay đổi tên công ty;
  • Bổ sung ngành nghề kinh doanh;
  • Thay đổi cổ đông, thành viên công ty;
  • Thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ góp vốn.

Chi tiết liên hệ với CÔNG TY TNHH GDSERVICE VIỆT NAM

0931 474 003

customer@gdservice.com.vn

 

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán,
báo cáo thuế, doanh nghiệp