Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn

Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn

Căn cứ theo thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về 4 phương pháp tính giá thành sản phẩm bao gồm:

– Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ

– Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn

– Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số

­- Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức

Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn hay là phương pháp trực tiếp là hình thức tính phù hợp cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, có số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn. Bài viết này GDService sẽ hướng dẫn bạn cách tính giá thành theo phương pháp giản đơn hay phương pháp trực tiếp.

1. Đối tượng áp dụng

– Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ…).

– Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Đối với từng loại sản phẩm hay dịch vụ.

2. Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn

Với phương pháp này, phân chia thành 2 trường hợp như sau: 

Trường hợp 1: Nếu không có sản phẩm dở dang hoặc ít và ổn định.

Với trường hợp này, tổng chi phí được tập hợp được trong kỳ cho từng đối tượng đúng bằng giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ kết thúc trong kỳ.

Tổng giá thành  =  Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

Trong đó,

Trường hợp 2: Doanh nghiệp có nhiều sản phẩm dở dang, không ổn định

Đối với trường hợp này, doanh nghiệp cần đánh giá lại theo phương pháp phù hợp.

Giá thành  =  Z1  +  Z2  +  …  +  Zn

3. Ví dụ cụ thể

Công ty ABC tiến hành sản xuất 2 loại sản phẩm A và B, cuối tháng hạch toán, chi phí được tập hợp như sau: (Đơn vị tính: VNĐ)

  1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 500.000
  2. Chi phí nhân công trực tiếp: 300.000
  3. Chi phí SX chung: 1.200.000 
  4. Số lượng hoàn thành trong tháng: SP A Nhập kho 900, SP B hoàn thành gửi bán ngay: 400

Yêu cầu: Tính giá thành từng loại SP biết:

– Chi phí NVL trực tiếp:  SP A: 3.200.000;  SP B: 1.800.000

– Chi phí SX chung phân bổ theo chi phí NVL trực tiếp.

– Chi phí nhân công trực tiếp: SP A: 900.000; SP B: 600.000

– Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ:  SP A: 400.000;  SP B: 600.000

– Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ: SP A: 768.000;  SP B: 232.000

Bài giải

– Phân bổ chi phí sản xuất chung:

Cho SP A: (1.200.000 / 5.000.000) x  3.200.000 = 768.000đ

Cho SP B: 1.200.000 – 768.000 = 432.000đ

                                                                  (Đơn vị tính: 1.000 đồng)

– Cụ thể:

+ Sản phẩm  A:

 Tổng giá thành:  400.000 + ( 3.200.000 + 900.000 + 768.000 ) – 768.000 =  4.500.000đ

                                      4.500.000

 Giá thành đơn vị:       —————     =  5.000đ

                                             900

+ Sản phẩm B:

 Tổng giá thành:  600.000 + ( 1.800.000 + 600.000 + 432.000 ) – 232.000  =  2.800.000đ

                                            2.800.000

– Giá thành đơn vị:    ———————–   =  7.000đ

                                                 400

Trân trọng cảm ơn bạn đọc đã quan tâm đến bài viết về Phương pháp tính giá thành theo phương pháp giản đơn của chúng tôi.

 

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán,
báo cáo thuế, doanh nghiệp