Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn

Căn cứ theo thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về 4 phương pháp tính giá thành sản phẩm bao gồm:

– Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ

– Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn. Tại đây

– Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số. Tại đây

­- Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức

– Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

1. Đối tượng áp dụng.

Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng áp dụng trong điều kiện DN sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng. Đặc điểm phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng là tính giá theo từng đơn đặt hàng, nên việc tổ chức kế toán chi phí phải chi tiết hóa theo từng đơn hàng.

  • Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Là từng đơn đặt hàng.
  • Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Là từng sản phẩm hoặc từng loạt hàng đã sản xuất hoàn thành theo đơn đặt hàng của khách hàng. Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà là khi đơn đặt hàng hoàn thành.

2. Cách tính giá thành của phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.

Nếu DN áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng thì Kế toán CPSX phải mở bảng kê để tập hợp CPSX theo từng sản phẩm, từng loạt hàng theo từng đơn đặt hàng.

2.1  Đối với chi phí trực tiếp.

Chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc.

2.2 Đối với chi phí sản xuất chung.

Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng bộ phận, từng phân xưởng. Cuối tháng phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp. Các tiêu chuẩn phân bổ như: giờ công sản xuất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…

2.3 Phương pháp tính giá thành.

Tuỳ theo tính chất, số lượng sản phẩm của từng đơn đặt hàng để áp dụng phương pháp tính giá thích hợp. Có các phương pháp tính giá như: phương pháp trực tiếp; phương pháp phân bước; phương pháp tỉ lệ; phương pháp hệ số và phương pháp liên hợp.

Cuối mỗi tháng, căn cứ CPSX đã tập hợp ở từng phân xưởng, đội sản xuất theo từng đơn đặt hàng trên bảng kê chi phí sản xuất để ghi vào các bảng tính giá thành của đơn đặt hàng có liên quan như sau:

  • Nếu đơn đặt hàng đã hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp trên bảng tính giá thành là tổng giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành.
  • Nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì chi phí đã tập hợp được trong bảng tính giá thành là giá trị của sản phẩm làm dở.

Lưu ý: Trên thực tế có những đơn đặt hàng sản xuất nhiều loại sản phẩm (hàng loạt), có một số sản phẩm đã sản xuất xong nhập kho hoặc giao trước cho khách hàng. Các đơn  hàng này nếu cần hạch toán thì giá thành của những sản phẩm này được tính theo giá thành kế hoạch, phần chi phí còn lại là giá trị của sản phẩm làm dở. Giá trị sản phẩm làm dở của đơn hàng được xác định như sau

2.4 Ưu điểm và nhược điểm

  • Ưu điểm 

–    Linh hoạt, không phân biệt phân xưởng thực hiện chỉ quan tâm đến giá trị tạo nên đơn đặt hàng.
–     Có thể tính được chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng , từ đó xác định giá bán và tính được lợi nhuận trên từng đơn đặt hàng.

  • Nhược điểm

–    Nếu thực hiện đơn đặt hàng phân bổ ở các phân xưởng khác nhau thì việc tập hợp chi phí sẽ rời rạc, khó khăn, tốn thời gian và chi phí.
–    Quá nhiều đơn đặt hàng mà doanh nghiệp không phân chia rạch ròi quá trình sản xuất sẽ gây khó khăn trong việc phân bổ.
–    Gặp bất lợi với đơn đặt hàng có thời hạn lâu dài mà khách hàng yêu cầu báo giá trước.

3. Ví dụ thực tế

Công ty XYZ sản xuất 2 đơn đặt hàng hoa lụa A và B, cả 2 đơn đặt hàng đều được đưa vào sản xuất trong tháng 08/2018
•    Đơn đặt hàng A sản xuất ở phân xưởng 1.
•    Đơn đặt hàng B sản xuất ở phân xưởng 2.
Chi phí tập hợp ở các tháng như sau:

Tháng 5

   

621

622

627

Tổng cộng

TK 154

 

 

 

 

Phân xưởng 1

10.000

3.500

2.050

15.550

Phân xưởng 2

12.000

4.500

5.750

22.250

Tổng cộng

22.000

8.000

7.800

37.800

Tháng 6

 

621

622

627

Tổng cộng

TK 154

 

 

 

 

Phân xưởng 1

5.000

2.500

3.640

11.140

Phân xưởng 2

8.000

3.500

6.160

17.660

Tổng cộng

13.000

6.000

9.800

28.800

Từ các số liệu trong kỳ, kế toán lên được giá thành của đơn đặt hàng như sau:

  • Bảng tính giá thành đơn đặt hàng A 
    (số lượng thành phẩm: 05)
 

Tháng 5

Tháng 6

Tổng giá thành

Giá thành đơn vị

Chi phí NVLTT

10.000

5.000

15.000

3.000

Chi phí NCTT

3.500

2.500

6.000

1.20

Chi phí SXC

2.050

3.640

5.690

1.138

Tổng cộng

15.550

11.140

26.690

5.338

  • Bảng tính giá thành đơn đặt hàng B
    (số lượng thành phẩm: 10)
 

Tháng 5

Tháng 6

Tổng giá thành

Giá thành đơn vị

Chi phí NVLTT

12.000 8.000 20.000 2.000

Chi phí NCTT

4.500 3.500 8.000 800

Chi phí SXC

5.750 6.160 11.910 1.191

Tổng cộng

22.250 17.660 39.910 3.991

 

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Nhận thông báo về luật, thông tư hướng dẫn, tài liệu về kiểm toán,
báo cáo thuế, doanh nghiệp